TƯỢNG-THUẬT

 

 

IV - Chiến-Tượng


3 - Thiết-Bị Chiến-Bành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thiết-bị Chiến-Bành Voi Trận ngày Lễ tưởng-niệm Hoàng-Đế Quang-Trung NGUYỄN-Huệ
cưỡi Chiến-Tượng tiến đánh quân Thanh vào năm Kỷ-Dậu (1789)
(cử-hành vào tháng 08 năm 2008 tại Bình-Định).

(Tín-Dụng Ảnh : Quỳnh Hoa & Hoài Thu)

 

 

       

      TượngThuật đòi hỏi sự thiết-bị Chiến-Bành phù hợp với sự sử-dụng Chiến-Tượng trên chốn sa-trường.. Sự thiết-bị Chiến-Bành luôn luôn gồm có hai thành-phần :


       A - Phần bao gồm Chiến-Bành ( 戰 彭 ) hay Howdah (हौदा) :

       « Chiến-Bành » có cả mộ hệ-thống buộc-ràng trên lưng Voi Trận gồm có :

       - « Bàn-Tọa » ( 盤 座 ) fastening the Gondola at the chest's elephant for preventing the Gondola from being slipped into backwards during the climb up a slope ;

       - « Hung-Huyền » ( 胸 縣 ), đó là Đai Yên buộc vòng vào ức ngựa đặng giữ cho Yên khỏi bị thúc lui ra phía sau lúc phi lên dốc ;

       - « Phúc-Đai » ( 腹 帯 ), tức là Đai Bụng Chiến-Tượng dùng để buộc Chiến-Bành trên lưng Voi Trận khỏi bị tuột nghiêng qua hai bên ;

       - « Hậu-Thu »  ( 後  鞦 ), đó là Đai Yên buộc vào gốc đuôi Chiến-Tượng đặng giữ cho Chiến-Bành khỏi bị thúc tuột ra phía trước lúc xuống dốc ;

       - « Thiết-Phó » ( 切 付 ), tức là Đệm rất dày lót dưới Chiến-Bành, để bảo-vệ lưng Chiến-Tượng ;

       - « Cơ-Phó » ( 肌 付 ), còn được gọi là « Tượng-Nhục » ( 褥 ), tức là Tấm Thảm dày, rộng và dài, để phủ trên lưng và che hai bên hông Chiến-Tượng.

       Ngoài ra, có hai thứ « Chiến-Bành » :

       1 - Thứ « Chiến-Bành có Nóc Mui » để chống tên & đạn bắn theo cầu vồng ;

       2 - Thứ « Chiến-Bành không có Nóc Mui », đặng dễ sử-dụng Binh-Khí Cán Dài và tiện việc phóng Lao và xạ Tiển.

 

Thiết-bị Chiến-Bành Voi Trận Triều Nhà NGUYỄN (1802-1945).

Thiết-bị Chiến-Bành Voi Trận Triều Nhà NGUYỄN (1802-1945).

Thiết-bị Chiến-Bành Voi Trận chầu trước Ngọ-Môn Hoàng-Thành Huế
thời Hoàng-Đế Khải-Định (1885-1925) Triều Nhà NGUYỄN (1802-1945).

 

Thiết-bị Chiến-Bành Voi Trận ngày Lễ Tưởng-Niệm Hai Bà TRƯNG
chiến-đấu vời quân Nhà HÁN (40 - 43 CN)
(Lễ cử-hành ngày 7-03-1957 tại Sài Gòn).

 

Thiết-bị Chiến-Bành Voi Trận của Danh-Tướng Hannibal (247- 183 tr. CN) trong trận Zama (202 tr. CN)
chống Đế-Quốc La-Mã của Scipion l'Africain.

- Tranh vẽ của Henri-Paul Motte (1846-1922) -

 

Diễn-Hành của Hoàng-Đế Bahadur Shah cử-hành ngày Lễ-Hội truy-niệm Imperial Delhi năm 1843.

 

Voi Hoàng-Gia tại Cổng-trường dẫn tới Jami Masjid ở Mathura, năm 1895.



       B - Phần bao gồm Tượng-Lặc ( 象 絡 ) :

       Chiến-Tượng cũng được thiết-bị « Tượng-Lặc » như Chiến-Mã nhưng nó không có « Cương-Thằng ». Và « Tượng-Lặc » chỉ gồm có 4 thành-phần :

              1. « Lập-Văn » ( 立 聞 ), tức là phần gồm các Đai kết nối với các phần còn lại của Tượng-Lặc là Tượng-Bí, Thủ-Huyền và Diện-Huyền ;

              2. « Tượng-Bí » (象轡 ), tức là phần Đai kháp mõm Chiến-Tượng ;

              3. « Thủ-Huyền » ( 面 繋), tức là phần Đai của Tượng-Lặc kháp phía sau hai tai Chiến-Tượng ;

              4. « Diện-Huyền » ( 面 懸 ), tức là phần Đai của Tượng-Lặc kháp yết-hầu Chiến-Tượng.

              Những thành-phần của Tượng-Lạc đan-cử trên đây thật ra được dùng để trang-trí đúng hơn, vì người Nài Voi điều-khiển Chiến-Tượng bằng cây Dùi nhọn có móc (Người Ấn-Độ gọi là "Ankus" hay là "Gusbar").

 

Dùi Móc Chiến-Tượng
"Ankus" (India
& Persia).


Dùi Móc Chiến-Tượng
"Ankus" (India
& Persia).

Voi Trận Triều Nhà NGUYỄN
thiết-bị Chiến-Bành và Tượng-Lặc
(1802-1945).

Voi Trận Triều Nhà NGUYỄN
thiết-bị Chiến-Bành và Tượng-Lặc
(1802-1945).

              Ngoài ra, Chiến-Tượng thường khi được thiết-bị « Tượng-Thủ Giáp ».

 

Chiến-Tượng Citranand, thiết-bị Tượng-Thủ Giáp,
tấn-công một Chiến-Tượng khác, tên là Udiya, trong trận quân Mughal
chống quân bất-phục của Zaman Khan và Bahadur Khan năm 1567.
(Tranh vẻ Mughal - Ấn-Độ)

 

Chiến-Tượng trang-trí với Tượng-Thủ Giáp.
- Diễn-Hành ngày Lễ-Hội Thường-Niên
của Đền Thờ Shiva tại Cochin - (Ấn-Độ).

Chiến-Tượng thiết-bị Tượng-Thủ Giáp.
- Diễn-Hành ngày Lễ-Hội Thường-Niên của Đền Thờ Shiva tại Cochin -
( Ấn-Độ).

 

(Còn tiếp theo...)

 

 

Bình-Định SA-LONG-CƯƠNG
Bộ-Viện
Võ Trận Đại-Việt


Trịnh Quang Thắng.

 

 

 

 

 

 

 

      1 – Lựa Chọn Chiến-Tượng

      2 – Thao Luyện Chiến-Tượng

      3 – Thiết-Bị Chiến-Bành

      4 – Tượng-Giáp

 

 

 

 

Thư Mục :


       « Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ » của Quốc-Sử Quán triều Nguyễn - Quyển 175, Ấn-bản1856-1884.
       « Vân Ðài Loại-Ngữ » của Lê-Quí-Ðôn, 1773.
       « Việt-Sử Toàn-Thư » của Phạm-Văn-Sơn.
       « Danh-Tướng Việt-Nam », của Nguyễn-Khắc-Thuần, Nhà Xuất-Bản Giáo-Dục, Thành-phố Hồ-Chí-Minh, 2001.
       « Việt-Nam - Những Hình-Ảnh Xưa » của Nguyễn-Khắc-Ngữ, Nhà Xuất-Bản Nghiên-Cứu Sử-Địa, Montréal 1986.

 

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.